Dịch vụ vận chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải uy tín chất lượng trên toàn quốc.

https://vanchuyensieutruongsieutrong.com


Quy trình vận chuyển xếp dỡ và làm thủ tục nhập khẩu máy công trình

TGKtrans trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ máy công trình và làm thủ tục nhập khẩu đã đút ra được kinh nghiệm xin chia sẽ cho quý vị xem và hiểu hơn về việc vận chuyển máy cơ giới, máy công trình.
Máy công trình được chia ra rất nhiều loại nhiều loại nhưng phổ biến nhất trong vẫn chuyển:
- Máy làm đất: Máy xúc, máy ủi, máy đào ….
- Máy máy vận chuyển: xe ben, băng chuyền …
- Máy phát lực: máy phát điện, máy nén khí …
- Máy xếp dỡ: Cẩu tháp, cẩu bánh xích, xe nâng…

       Và rất nhiều loại máy khác, đặc điểm chung của các loại máy này là có kết cấu phần lớn là thép, có gắn động cơ, có tự trọng lớn. Khi tiến hành vận chuyển những loại máy công trình này cần các loại rơ mooc chuyên dụng: các loại mooc lùn, mooc thủy lực... Có hai cách để tiến hành xếp dỡ máy công trình liên phương tiện vận tải đó là xếp dỡ nhờ một máy xếp dỡ thứ ba (xem thêm) hai là phương tiện tự hành ( phương thức này áp dụng cho các máy có khẳ năng tự hành như: máy xúc, máy ủi, máy ngoặm…).

13654159 1100576523346122 6939946574918483674 n

Hình 1. Xe nâng Kalmar 68 tấn tự  hành lên rơ-mooc (xem thêm)
 
Đối việc làm thủ tục nhập khẩu các loại máy công trình: máy xúc, máy ủi … cần lưu ý, theo Thông tư 23/2015/TT-BKHCN của bộ KNCN ban hành cuối năm 2015 và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2016 quy định tuổi của máy không được quá 10 năm kể từ năm sản xuất (vẫn có trường hợp ngoại lệ). Như vậy, nếu những máy có tuổi lớn hơn khi nhập về thì sẽ bị tịch thu, ngoài việc xem hồ sơ thì việc xác định tuổi của máy có thể thông qua số khung.
 

Thủ tục nhập khẩu máy công trình có hai bước cơ bản sau:
 

Bước 1: Đăng ký đăng kiểm


       Trước khi hàng về, sau khi có thông báo hàng đến thì đã có thể làm bộ hồ sơ đăng ký đăng kiểm, chi tiết về bộ hồ sơ quý vị có liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoắc có thể vào trang web của cục đăng kiểm để xem chi tiết.
Sau khi xác nhận bộ hồ sơ hợp lệ, bên đăng kiếm sẽ đóng dấu và cấp số và giấy đăng kiểm. Khi truyền tờ khai điện tử nhớ đính kèm thêm bộ hồ sơ đăng ký đăng kiểm và gõ vào dòng chữ “doanh nghiệp đã đăng ký đăng kiểm”.

 

Bước 2: Làm thủ tục hải quan


       Sau khi việc truyền tờ khai hoàn tất, bộ hồ sơ sẽ được chuyển xuống chi cục hải quan để làm thủ tục thông quan. Vì hàng này phải đăng kiểm nên sẽ khai thường vào luồng vàng hoặc luồng đỏ. Trong nhiều trường hợp muốn mang máy về kho chờ kết quả đăng kiểm thì cần làm công văn xin mang hàng về bảo quản theo mẫu số 09/BQHH/GSQL trong Thông tư 38/2015/TT-BTC.
       Khi nhận được bộ hồ sơ xin mang hàng về kho cộng với việc nộp thuế, hải quan sẽ xem xét hồ sơ cộng với việc báo đã đóng thuế nhập khẩu và VAT thì quý vị có thể mang máy về kho bảo quản. Quý công ty mời các cơ quan hưu quan bên đăng kiểm về tận kho của quý vị để kiểm tra thực tế (đơn vị đăng kiểm trong khu vực sẽ được cử đến để kiểm tra ).
Sau khi có kết quả kiểm định (sau 7 – 10 ngày), thì nộp 01 liên dành cho hải quan để thông quan hàng hóa và dữ các liên còn lại để làm thủ tục khác sau này.
Đối với việc đăng kiểm xe, máy chuyên dụng thì thao khảo Thông tư 41/2011/TT-BGTVT.

      Trên đây, là toàn bộ quy trình, kỹ thuật vận chuyển, xếp dỡ làm thủ tục thông quan mặt hàng máy cơ giới mà trong quá trình làm hàng TGKtrans đã đúc kết và viết lại, có thể một số nội dung chưa hoàn chỉnh hoặc chưa đúng quý vị vui lòng phản hồi để chúng tôi hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, quý vị muốn được tư vấn xin vui lòng gọi vào hotline của TGKtrans để được tư vấn.

Trân trọng cảm ơn. !

Tác giả bài viết: tgktrans

Nguồn tin: www.tgktrans.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây