1 – Chi phí cố định của chuyến đi.
Đó là các chi phí hình thành trước khi thực hiện vận chuyển lô hàng, được quy ước sẵn về mặt con số trong chuyến đi và được thỏa thuận trong hợp đồng giữa nhà vận tải và khách hàng.
+ Chi phí vận chuyển của các phương tiện vận chuyển chặng chính : Thực tế thì đây chính là chi phí tổng hợp từ nhiều loại chi phí khác nhau, được nhà vận tải cung cấp cho khách hàng nhằm đối chiếu và so sánh giá từ các đối thủ cạnh tranh. Được gọi là chi phí cước tàu, chi phí cước xe..
Hình 1.1 - Chi phí vận chuyển chặng chính chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng chi phí.
+ Chi phí xếp dỡ hàng hóa : Chi phí này chiếm 1 tỉ lệ khá cao trong hạng mục chi phí, đặc biệt trong mảng
hàng hóa siêu trường siêu trọng, khi mà hàng hóa có kích thước
quá khổ quá tải, yêu cầu sử dụng các loại cẩu có sức nâng và tầm với lớn, tỷ lệ thuận với đó là chi phí thuê cẩu cũng rất cao. Thông thường loại chi phí này sẽ do bộ phận cảng hoặc nhà vận tải đưa ra.
Hình 1.2 - Chi phí xếp dỡ trong vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng cũng chiếm tỉ trọng lớn.
+ Chi phí chằng buộc, lashing hàng hóa : Để đảm bảo hàng hóa an toàn trong toàn bộ chuyến đi, khách hàng sẽ phải chi ra một khoản chi phí để nhằm đáp ứng điều này. Chi phí này tuy không cao nhưng được xếp vào hạng mục chi phí cố định của chuyến đi vì sự cần thiết của nó, đặc biệt đối với
hàng siêu trường siêu trọng, loại hàng hóa không có sự ổn định cao, cồng kềnh và khó vận chuyển.
+ Chi phí bến bãi : Thông thường đối với
vận chuyển hàng hóa đa phương thức bằng đường biển, đó là chi phí lưu bãi tại cảng, kho.
+ Chi phí cấp phép vận chuyển hàng : Đây là một loại chi phí khá đặc thù trong
vận chuyển hàng quá khổ quá tải, nhà vận tải sử dụng để xin cấp phép vận chuyển cho tuyến đường và hàng hóa có kích thước
siêu trường siêu trọng.
2- Chi phí phát sinh hàng hóa.
Một số loại chi phí thường có thể có hoặc không, chỉ có thể tổng kết sau khi chuyến vận chuyển được hoàn thành,
nhà vận tải sẽ không kiểm soát được và sẽ được ghi rõ trong phụ lục về báo giá vận chuyển. Tất nhiên, về các loại chi phí này, đều phải có những biên nhận rõ ràng nhằm làm căn cứ để yêu cầu khách hàng thanh toán về sau. Một số loại chi phí phát sinh thường xuất hiện trong
vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng như:
+
Hàng siêu trường siêu trọng thường có kích thước
quá khổ, trọng lượng quá tải, vì vậy đối với một số con đường bắt buộc phải đi qua để đến điểm giao hàng nhưng đường không đủ khả năng chịu tải.
+ Một số đường có cầu vượt giới hạn chiều cao hàng hóa bắt buộc xuống hàng để chuyển qua bằng con lăn, con rùa.
+Một số đường có dây điện quá thấp, yêu cầu các cơ quan điện lực hợp tác cắt dây điện để xe lưu thông qua.
+ Các con lươn trên các tuyến đường lớn gây cản trở xe quay trở do chở hàng siêu trường, yêu cầu xe cẩu di dời con lươn cho phương tiện lưu thông.
Tất cả các loại chi phí liên quan đến các vấn đề nảy sinh nói trên đều được xếp vào hạng mục chi phí phát sinh, được nhà vận tải biên nhận và yêu cầu khách hàng thanh toán sau khi đã thực hiện vận chuyển thành công lô hàng. Thông thường thì Chi phí này nhà vận tải phải đi khảo sát trước theo yêu cầu của khách hàng để lên chi phí cho khách hàng, Trường hợp khách hàng không thông báo trong quá trình vận tải có phát sinh thì hai bên ngồi lại với nhau đàm phàn về giá cũng như phương án vận chuyển, nhằm đảm bảo an toàn hàng hóa tiết kiệm chi phí nhất.
Hình 2.1 - Chi phí phát sinh do giới hạn tĩnh không ở một số tuyến đường.
Một
nhà vận tải hàng siêu trường siêu trọng chuyên nghiệp là một nhà vận tải có khả năng và tầm nhìn bao quát, tống hợp và chi tiết các loại chi phí đến khách hàng, tối thiểu hóa chi phí chính và chi phí phát sinh bằng khả năng cân đối của mình.
Tgktrans là đơn vị vận tải hàng siêu trường siêu trọng hàng đầu trong ngành, với kinh nghiệm lâu năm của đội ngũ nhân viên xuất sắc, sẵn sàng xử lí những lô hàng khó khăn nhất và mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng.
LH: 0903.613.286
Email : ThienHeavyTrans2403@gmail.com